Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chứng khoán phái sinh

Collapse
X
  • Filter
  • Thời gian
  • Show
Clear All
new posts

  • Chứng khoán phái sinh

    TTO - * Chứng khoán phái sinh là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài chính mà giá trị của nó được xác định dựa vào giá trị của một công cụ khác, thường gọi là công cụ cơ sở (the underlying).

    Công cụ cơ sở có thể là: tài sản, bao gồm hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, BĐS nhà ở thế chấp, bất động sản thương mại, các khoản vay… Rổ tài sản: các loại bất động sản thế chấp hoặc là chỉ số: lãi suất, tỉ giá, chứng khoán, giá tiêu dùng. Thậm chí là các công cụ phái sinh khác (ví dụ dòng tiền của của một công cụ phái sinh phụ thuộc giá trị của công cụ cơ bản) hay các các loại khác.
    Ví dụ: một hợp đồng quyền chọn mua 100 cổ phiếu của Nokia tại mức giá 50 EUR vào tháng 9-2006. Công cụ cơ sở là cổ phiếu Nokia. Một hợp đồng tương lai mua trái phiếu chính phủ Đức thời hạn 10 năm trị giá 10 triệu EUR, công cụ cơ sở là trái phiếu chính phủ Đức.
    Các loại chứng khoán phái sinh hoặc hợp đồng phái sinh thông dụng như:
    Quyền mua cổ phần (rights)
    Chứng quyền (warrants)
    Hợp đồng kỳ hạn (forwards contract)
    Hợp đồng tương lai (futures contract)
    Hợp đồng hoán đổi (swaps)
    Quyền chọn (options)Các loại hợp đồng khác… (swaption: quyền tham gia hợp đồng swap vào hoặc trước một ngày xác định trong tương lai)

    Cách thức giao dịch trên thị trường:

    Công cụ phái sinh giao dịch trên thị trường OTC (OTC derivatives): là những hợp đồng được giao dịch trực tiếp giữa 2 bên, không thông qua sở giao dịch hay trung gian. Sản phẩm như là swaps, forward rate agreements và exotic options hầu như được giao dịch trên thị trường OTC.
    Công cụ phái sinh giao dịch trên sở giao dịch (Exchange-traded derivatives ETD): là những sản phẩm phái sinh được giao dịch thông qua sở giao dịch các sản phẩm phái sinh hoặc các sở giao dịch khác. Sở giao dịch đóng vai trò như là một trung gian cho các giao dịch liên quan, và yêu cầu đóng một phần tiền ký quỹ ban đầu (initial margin) từ 2 bên để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng.
    Mục đích sử dụng các chứng khoán phái sinh: phòng ngừa rủi ro (hedging) do biến động của giá cả tài sản cơ sở trong tương lai. Đầu cơ (speculation): kiếm lợi nhuận dựa trên biến động giá của tài sản cơ sở trong tương lai. Kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage): nhằm tận dụng các cơ hội chênh lệch giá để kiếm lợi nhuận.
    Mặt tiêu cực của công cụ phái sinh:
    Có thể gây ra thua lỗ lớn do việc sử dụng các công cụ đòn bẫy hay vay mượn; rủi ro do đối tác không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (đặc biệt là trong hợp đồng swaps); tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với những nhà đầu tư nhỏ, thiếu kinh nghiệm.
    Giá trị danh nghĩa quá lớn: rủi ro dẫn đến thua lỗ lớn mà nhà đầu tư không thể bù đắp được. Khả năng dẫn đến phản ứng dây chuyển phá hủy hàng loạt khi có khủng hoảng kinh tế. Giá trị danh nghĩa quá lớn dẫn tới việc làm méo mó thị trường vốn thực. Nhà đầu tư bắt đầu nhìn vào thị trường các công cụ phái sinh để quyết định mua hoặc bán chứng khoán, như vậy cái mà ban đầu được xem là thị trường là để chuyển rủi ro trở thành một chỉ số hướng dẫn thị trường.
    Đòn bẩy nợ trong nền kinh tế: việc gia tăng đòn bẩy nợ trong nền kinh tế làm nền kinh tế thực không đủ khả năng để tài trợ cho nghĩa vụ nợ và điều chỉnh những hoạt động kinh tế thực, điều này có thể gây ra suy thoái hay khủng hoảng kinh tế.
    Mặt tích cực của công cụ phái sinh:
    Thúc đẩy việc mua bán rủi ro, vì thế tạo ra một tác động tích cực trong nền kinh tế. Trong điều kiện bình thường, giao dịch các chứng khoán phái sinh không tác động nghiêm trọng đến hệ thống kinh tế vì nó không phải là một trò chơi có tổng bằng không về tính hữu dụng, giảm tác động khi có suy giảm kinh tế xảy ra, giúp tăng tính thanh khoản của các công cụ cơ sở; cho phép sử dụng đòn bẩy nâng cao lợi nhuận.
    Thị trường OTC: theo ước tính của BIS, giá trị ước tính chưa thanh toán là khoản 684.000 tỉ USD (12-2008): 67% là hợp đồng lãi suất, 8% là hợp đồng CDS, 9% là hợp đồng ngoại hối, 2% là hợp đồng hàng hóa, 1% là hợp đồng chứng khoán vốn và loại khác là 12%.
    Các thị trường chứng khoán phái sinh lớn trên thế giới
    Mỹ: Sàn giao dịch Chicago (CBT hoặc CBOT), Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) và Thị trường tiền tệ quốc tế (IMM), Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn New York (NYMEX), Bảng giao dịch New York (NYBOT), Sàn giao dịch ngũ cốc Minneapolis và Sở Giao dịch chứng khoán Philadelphia (PHLX).
    Anh: Sàn giao dịch dầu quốc tế London (IPE).
    Nhật: Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TCE), SGD chứng khoán Tokyo (TSE) và SGD ngoại hối tài chính quốc tế Tokyo (TIFFE).
    Đức và Thụy Sỹ: thị trường giao dịch CK phái sinh châu Âu Eurex (1996).
    Pháp: Sàn giao dịch các công cụ tài chính (MATIF).
    (Còn tiếp)
    Lần sửa cuối bởi Angel, ngày http://daututainha.com/forum/member/15-angel lúc 11-06-2018, 10:39 AM.
Working...
X